So sánh với các nhiên liệu khác RP-1_(nhiên_liệu_tên_lửa)

LOX/kerosene
Isp at sea level[4]220–265 s
Isp in vacuum[4]292–309 s
Oxidizer-to-fuel ratio2.56
Density (g/mL)0.81–1.02
Heat capacity ratio1.24
Temperature of combustion3,670 K

Về hóa học, nhiên liệu hydrocarbon có hiệu suất thấp hơn nhiên liệu hydrogen vì hydrogen giải phóng nhiều năng lượng hơn với cùng một khối lượng nhiên liệu trong buồng đốt, giúp cho động cơ có vận tốc khí xả lớn hơn. Điều này, một phần nào đó, là do khối lượng nguyên tử carbon lớn hơn so với nguyên tử hydro. Động cơ nhiên liệu hydrocarbon cũng thường tốn nhiều nhiên liệu, sản phẩm khí cháy có cả CO thay vì CO2 do không đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu. Một số động cơ tên lửa của Nga cũng sử dụng bơm tăng áp để đốt trước nhiên liệu bằng khí giàu Oxy tuy nhiên vẫn tốn nhiều nhiên liệu cho buồng đốt chính. Cuối cùng, động cơ kerosene sản sinh Isp từ 270 đến 360 s, trong khi động cơ hydrogen đạt tới 370 đến 465 s.

Khi động cơ dừng hoạt động, nhiên liệu nạp bị ngắt đột ngột, trong khi động cơ vẫn còn nóng. Lượng nhiên liệu tồn dư sẽ có thể bị polymer hóa, hoặc thậm chí là carbon hóa tại các bộ phận có nhiệt độ cao trong động cơ. Thậm chí nhiên liệu nặng có thể tạo thành cặn dầu mỏ, như có thể thấy trong các thùng chứa xăng, dầu diesel hoặc nhiên liệu phản lực tích trữ lâu ngày. Động cơ tên lửa vốn chỉ có tuổi thọ vài phút thậm chí vài giây, nên các cặn này chưa kịp hình thành. Tuy nhiên động cơ tên lửa cần được bảo dưỡng và thay thế nhiên liệu thường xuyên.

Mặt khác, dưới áp suất buồng đốt 1.000 psi (7 MPa), kerosene có thể tạo ra các cặn bẩn trong vòi phun và đáy buồng đốt. Lớp cặn này tạo thành lớp cách nhiệt và làm giảm dòng nhiệt vào thành động cơ tới gần một nửa. Tuy nhiên, hầu hết các động cơ hiện nay đều có áp suất buồng đốt cao hơn nên đây không phải là một ảnh hưởng đáng kể.

Các động cơ sử dụng nhiên liệu hydrocarbon nặng hiện nay đang thay thế thành phần nhiên liệu và chu trình vận hành mới để đốt cháy nhiên liệu tối đa, làm mát tốt hơn, Một số loại động cơ đã chuyển sang sử dụng các hydrocarbon nhẹ như methanepropane. Các sản phẩm phân hủy của methane và propane cũng là chất khí, với ít khả năng xảy ra phản ứng trùng hợp và ít lắng đọng hơn nhiều.

Áp suất hơi thấp của kerosene tạo ra sự an toàn cho các nhân viên mặt đất. Tuy nhiên khi tên lửa bay, cần phải có hệ thống điều áp cho bể chứa kerosene khi nó cạn kiệt. Người ta thường sử dụng bể chứa khí trơ áp suất cao hoặc chất lỏng áp suất cao, như nitrogen hay helium. Điều này làm tăng thêm chi phí và trọng lượng. Các chất đẩy siêu lạnh hoặc chất đẩy dễ bay hơi nói chung không cần hệ thống tạo áp suất riêng như kerosene. Thay vào đó, các chất đẩy giãn nở do nhiệt động cơ, làm chất khí có tỷ trọng thấp và đưa trở lại bình chứa.

RP-1 có những hạn chế do phạm vi sử dụng cho tên lửa đẩy là rất nhỏ, so với các nhiên liệu thông thường dùng cho dân sự. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất nhiên liệu này cũng có hạn. Do đó các kỹ sư thiết kế động cơ tên lửa cố gắng áp dụng nhiên liệu thông thường lên động cơ tên lửa như nhiên liệu máy bay phản lực, hoặc thậm chí là dầu diesel.

Bất kỳ loại nhiên liệu gốc hydrocarbon nào cũng sẽ tạo ra khí thải ô nhiễm hơn nhiều so với nhiên liệu là hydro. Cả nhiên liệu gốc hydrocarbon và nhiên liệu gốc hydro đều tạo ra khí thải oxit nitơ (NOx), do nhiệt độ khí thải động cơ là hơn 1600 °C (2900 °F) sẽ kết hợp nitơ (N2) và oxy (O2) có sẵn trong bầu khí quyển, để tạo ra các oxit nitơ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RP-1_(nhiên_liệu_tên_lửa) http://www.astronautix.com/l/loxkerosene.html http://russia-now.com/en/114967/will-russias-1st-c... http://russianspaceweb.com/soyuz_lv_2017.html#vost... http://nvlpubs.nist.gov/nistpubs/Legacy/IR/nistir6... http://www.isro.org/sites/default/files/AnnualRepo... http://www.braeunig.us/space/propel.htm https://www.google.com/books/edition/History_of_Li... https://www.ruaviation.com/news/2019/2/22/13007/?h https://history.nasa.gov/SP-4206/p405.htm https://history.nasa.gov/conghand/propelnt.htm